Cầu Giang Biên nối từ quận Long Biên tới địa phận tỉnh Bắc Ninh mở ra con đường giao thương linh hoạt. Theo quy hoạch của thành phố Hà Nội, trong nửa đầu của thế kỷ XXI sẽ hoàn thành 14 cây cầu bắc ngang qua sông Hồng và sông Đuống theo hình thức hợp tác công tư PPP. 14 cây cầu này là những dự án trọng điểm của thủ đô nhằm giải tỏa áp lực giao thông cho các tuyển đường huyết mạch như cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương, cầu Thăng Long; nối liền khu vực nội đô và các huyện thị ở rìa Hà Nội, nối liền thủ đô với các tỉnh lân cận. Cầu Giang Biên là một trong 14 dự án cầu của Hà Nội. Bài viết dưới đây cung cấp thông tin quy hoạch và tiến độ dự án cầu Giang Biên.
Vị trí quy hoạch cầu Giang Biên
Dự án Cầu Giang Biên bắc qua sông Đuống. Theo quy hoạch dự án, cầu nối từ phố Chu Huy Mân (quận Long Biên) sang địa phận xã huyện Gia Lâm, và nối sang Ninh Hiệp, Bắc Ninh. Cầu Giang Biên đi qua địa phận quận Long Biên, huyện Gia Lâm của Hà Nội, đi qua quốc lộ 1A tới địa phận tỉnh Bắc Ninh.
Cầu Giang Biên nằm giữa cầu Đuống và cầu Phù Đổng. Sau khi xây dựng, cây cầu này sẽ trực tiếp giảm áp lực giao thông trên cầu Đuống và cầu Phù Đổng, mở ra con đường mới đi từ Long Biên qua Gia Lâm, Bắc Ninh. Cây cầu góp phần nâng cao cơ sở hạ tầng phía Đông Bắc thủ đô, tạo con đường giao thương giữa Hà Nội và Bắc Ninh.

Bản đồ quy hoạch cầu Giang Biên
Cầu Giang Biên có độ dài dự kiến 2,2km với tổng vốn đầu tư lên tới hơn 6000 tỷ, được đầu tư theo phương thức BT với thời gian xây dựng dự kiến 30 tháng. Nếu tính cả đường dẫn, dự án có tổng chiều dài khoảng 5.700m. Đường dẫn lên cầu được thiết kế nối trực tiếp từ cầu Vĩnh Tuy, đường vành đai 2 cắt qua đường đê Vàng, phố Phúc Lợi – Long Biên đến xã Ninh Hiệp, Bắc Ninh.
Thiết kế dự án cầu Giang Biên
Cầu Giang Biên bao gồm cầu và đường dẫn 2 bên đầu cầu. Độ dài cầu Giang Biên khoảng 2,2km ; tổng độ dài tính cả 2 đường dẫn là 5,4 km trong đó Đường dẫn phía Nam dài 350m; Cầu Giang Biên dài 2.230 m; Đường dẫn phía Bắc dài 2.833 m. Điểm đầu dự án nằm ở phường Phúc Lợi, quận Long Biên, điểm cuối dự án kết nối với đường vành đai 3 (cao tốc Hà Nội- Thái Nguyên).

Vị trí thiết kế dự kiến cầu Giang Biên
Cầu rộng 50m gồm 6 làn xe cơ giới, trong khu vực nội đô sẽ có 2 làn xe hỗn hợp, vỉa hè và giải phân cách. Thiết kế là đường trục chính đô thị, cấp đặc biệt; Tốc độ thiết kế 80 km/h; Mặt đường cao cấp A1; Cầu đường bộ cấp 1; Tải trọng thiết kế cầu HL93, người đi bộ 3×10-3 Mpa.
Cầu Giang Biên có thiết kế hiện đại, cao cấp, nối liền Long Biên – Gia Lâm – Bắc Ninh, thuộc hệ thống giao thông phía Đông Bắc thủ đô. Khi cầu Giang Biên hoàn thành sẽ thúc đẩy giao thông vận tải khu vực đông bắc thủ đô, bên cạnh đó cũng làm gia tăng giá trị cho các bất động sản trong khu vực cầu đi qua. Dự án cầu Giang Biên vì vậy nhận được rất nhiều sự quan tâm của người dân cũng như các nhà đầu tư.
Tiến độ dự án cầu Giang Biên
Dự án Cầu Giang Biên nằm trong số 14 dự án cầu vượt sông với kỳ vọng tạo ra “kỳ tích sông Hồng”. Cùng với cầu Tứ Liên, cầu Vĩnh Tuy 2, cầu Giang Biên được nằm trong danh sách ưu tiên xây dựng trước. Thời gian ra quyết định ưu tiên xây dựng cầu Giang Biên, các bất động sản trong khu vực cầu đi ngang qua đã ra rất nhiều quảng cáo ăn theo. Nhưng sau một thời gian dài, dự án này vẫn im hơi lặng tiếng.

6 cây cầu dừng xây dựng theo hình thức BT của thủ đô Hà Nội
Cầu Giang Biên được đầu tư theo phương thức BT. Tuy nhiên, hình thức đầu tư BT đã bị khai tử trong Luật đầu tư theo đối tác công tư mới. Điều đó đồng nghĩa với việc cầu Giang Biên sẽ biến mất khỏi bản đồ quy hoạch của thủ đô Hà Nội. Thật đáng tiếc với dự án nghìn đô được người dân thủ đô và các nhà đầu tư chờ đợi. Giờ chúng ta chỉ có thể kỳ vọng có một dự án khác thay thế dự án cầu Giang Biên, hoặc thay đổi hình thức đầu tư cầu Giang Biên sang một hình thức đầu tư khác để xây dựng cây cầu này.
Xem thêm quy hoạch các dự án xây dựng cầu bắc qua sông Hồng
Cầu Mễ Sở | Cầu Trần Hưng Đạo | Cầu Vĩnh Tuy 2 | Cầu Tứ Liên |
Cầu Hồng Hà | Cầu Thượng Cát | Cầu Đuống 2 |