Thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên là mảnh đất trù phú nằm bên dòng sông Cầu xanh mướt, được gọi với cái tên thân thương thành phố ven sông Cầu. Thái Nguyên hiện là một trong những thành phố trọng điểm công nghiệp mới được quy hoạch đầu tư với nguồn vốn khổng lồ.
Bao nhiêu năm qua, tuy địa phận thành phố Thái Nguyên ở cả hai bên bờ sông Cầu nhưng gần như tập chung đầu tư chủ yếu ở một bên sông làm lãng phí tiềm năng phát triển của thành phố. Hiện nay với lợi thế nằm ở trung tâm các tỉnh trung du miền núi phía Bắc, công nghiệp phát triển mạnh đã đem lại cơ hội phát triển sâu và rộng hơn của thành phố ven sông Cầu. Lấy sông Cầu làm trung tâm, tỉnh và thành phố Thái Nguyên đang nỗ lực phát triển thành phố về hướng mặt trời mọc.
Để phát triển thành phố, tỉnh Thái Nguyên đã phê duyệt nhiều dự án xây dựng trên địa bàn thành phố đặc biệt là khu vực hai bên sông Cầu.

Cây cầu Bến Tượng khánh thành năm 2019 nối liền hai bên sông Cầu
Về phạm vi tính chất quy hoạch thành phố Thái Nguyên
Phạm vi quy hoạch trọn vẹn trong địa phận diện tích tự nhiên 222,93 km², bao gồm 32 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc.
Xây dựng thành phố Thái Nguyên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa – thể dục thể thao, giáo dục, khoa học kỹ thuật, y tế, du lịch, dịch vụ của tỉnh Thái Nguyên; là một trong những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục đào tạo, y tế, khoa học công nghệ, thể thao, du lịch, đầu tàu phát triển của Vùng Trung du và Miền núi Bắc Bộ; là cửa ngõ kết nối thủ đô Hà Nội với vùng trung du miền núi Bắc bộ. Thành phố phát triển bên hai bờ sông Cầu. Không gian đô thị và đặc biệt là không gian kinh tế với mô hình hiện đại

Quy hoạch chung TP Thái Nguyên tới 2035
Quy hoạch thành phố Thái Nguyên theo không gian
Thành phố Thái Nguyên được chia làm 7 khu vực theo đặc điểm về quy mô diện tích, dân số, định hướng không gian khác nhau, cụ thể gồm:
- Trung tâm lịch sử hiện hữu
- Trung tâm đào tạo giáo dục, y tế chất lượng cao, thương mại,dịch vụ, tài chính
- Các khu vực cải tạo, nâng cấp
- Khu vực phát triển
- Khu vực phát triển công nghiệp, logistic phía Bắc
- Khu vực du lịch sinh thái gắn với nông nghiệp chất lượng cao
- Khu dự trữ phát triển và nông nghiệp đô thị
- Mỗi khu vực sẽ có một định hướng quy hoạch và phát triển phù hợp nhất để hướng tới sự phát triển bền vững của toàn thành phố.

Thành phố Thái Nguyên bên con sông Cầu xinh đẹp
Thông tin, bản đồ quy hoạch giao thông thành phố Thái Nguyên
- Giao thông thành phố Thái Nguyên được quy hoạch thành hai nhánh chính là giao thông đối ngoại và giao thông đô thị.
- Giao thông đối ngoại hướng tới mục đích kết nối Thái nguyên và các tỉnh thành, khu vực lân cận gồm 3 loại hình chính là đường bộ, đường sắt và đường thủy. Đường bộ chú trọng hình thành cao tốc Thái Nguyên – Bắc Kạn, tuyến vành đai 5 vùng thủ đô Hà Nội đoạn Bắc Giang – Thái Nguyên – Vĩnh Phúc, xây dựng những bến xe đạt tiêu chuẩn loại 1. Đường sắt hướng tới hình thành tuyến Thái Nguyên – Tuyên Quang, nâng cấp đường sắt và nhà ga. Đường thủy: nạo vét, khơi thông dòng chảy tuyến sông Cầu; xây dựng bến tàu, thuyền phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa, đồng thời phục vụ du lịch.
- Giao thông đô thị tập chung phát triển thêm một số tuyến đường chính đô thị , kết hợp với đê sông cầu để hoàn thiện mạng lưới giao thông của thành phố. Giao thông trong các khu được nâng cấp hiện đại, phù hợp, kết nối các khu vực đô thị, tạo điều kiện thuận lợi cho dân sinh và vận tải kinh tế.

Dự án Danko City Thái Nguyên trong quy hoạc thành phố ven sông Cầu
Tiến độ quy hoạch thành phố ven sông Cầu
Tỉnh Thái Nguyên đã xây dựng bản đồ quy hoạch chi tiết và khoa học cho thành phố Thái Nguyên, tập chung phát triển thành phố theo cả chiều sâu lẫn chiều rộng, hướng tới xây dựng đô thị phát triển, hiện đại. Thành phố Thái Nguyên đã và đang có tiến độ phát triển nhanh chóng, không phụ sự kỳ vọng của các nhà đầu tư.
Cùng với các dự án sử dụng vốn ngoài ngân sách, trong giai đoạn 2015-2020, thành phố Thái Nguyên còn đầu tư 412 công trình, dự án xây dựng, nâng cấp, cải tạo hạ tầng đô thị với tổng vốn đầu tư gần 7.800 tỷ đồng từ nguồn ngân sách địa phương.
Đồng thời, triển khai 13 dự án đầu tư bằng nguồn vốn ODA có tổng giá trị trên 2.500 tỷ đồng. Nhiều công trình, dự án đầu tư trong thời gian qua đã và đang dần hoàn thiện như đường Bắc Sơn kéo dài, đường Việt Bắc, cải tạo Hồ Xương Rồng 2, Khu đô thị Thái Hưng Ecocity… giúp cho hạ tầng đô thị Thái Nguyên có nhiều chuyển biến tích cực.