Cầu Hồng Hà là một trong những cây cầu lớn bắc ngang qua dòng sông Hồng nối liền huyện Mê Linh với nội thành Hà Nội. Cầu Hồng Hà được xây dựng là một trong những mắt xích quan trọng trong tuyến đường Vành đai 4 Hà Nội. Quy hoạch vị trí Cầu Hồng Hà nằm phía Bắc cầu tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh; phía Nam cầu tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng.

Vị trí quy hoạch xây dựng cầu Hồng Hà
Dự án cầu Hồng Hà có nguồn vốn 9877 tỷ đồng, với chiều dài 6km. Đầu cầu phía Bắc thuộc địa bàn xã Văn Khê, Mê Linh, phía Nam cầu nằm trên địa bàn xã Hồng Hà, Đan Phượng. Cầu Hồng Hà qua sông Hồng góp phần giảm áp lực vận tải trên cầu Thăng Long và cầu Thượng Cát, đặc biệt sẽ rút ngắn thời gian kết nối, tạo điều kiện, thúc đẩy giao thương của vùng phía Tây Hà Nội với các địa phương tiếp giáp.
Theo đánh giá của các chuyên gia, cầu Hồng Hà cùng với các dự án cầu khác bắc qua sông Hồng sẽ góp phần to lớn, thúc đẩy sự phát triển của Thủ đô Hà Nội. Khoảng cách kinh tế của những khu vực của thủ đô.
Quy hoạch vị trí thiết kế phía Bắc cầu Hồng Hà
Phía Bắc cầu Hồng Hà thuộc huyện Mê Linh, được quy hoạch trên địa phần xã Văn Khê. Hiện nay huyện Mê Linh đanh đầu tư nhiều dự án bất động sản trên địa bàn như Mê Linh Vista, Mê Linh New City, Mê Linh Cenco 5… Việc xây dựng cầu Hồng Hà mở ra cửa ngõ giao thương cho Mê Linh, từ đó gia tăng giá trị của bất động sản tại Mê Linh. Đây sẽ là cơ hội tăng trưởng vàng của Mê Linh, thay đổi bộ mặt của huyện thị này.

Quy hoạch vị trí cầu Hồng Hà về phía Bắc là huyện Mê Linh
Quy hoạch vị trí thiết kế phía Nam cầu Hồng Hà
Nơi đặt đầu cầu phía Nam của Cầu Hồng Hà là xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, tên địa phương này được dùng để đặt tên cho cây cầu. Cầu sẽ giao cắt với đường Hồng Hà đoạn qua chùa Gia Lễ, nằm giữa trường THCS Liên Hồng và thôn Bồng Lai. Cũng giống như đôi với Mê Linh, cầu Hồng Hà mở ra cơ hội phát triển kinh tế, thay da đổi thịt cho Đan Phượng, gia tăng giá trị bất động sản trên địa bàn.

Quy hoạch vị trí cầu Hồng Hà về phía Nam là huyện Đan Phượng
Cầu Hồng Hà – mắt xích quan trọng của đường vành đai 4
Theo quy hoạch cầu Hồng Hà nằm trên trục đường vành đai 4. Quy hoạch nêu rõ hướng tuyến chi tiết của đoạn qua địa phận thành phố Hà Nội như sau:
Từ đầu tuyến trên đường cao tốc Nội Bài – Lào Cai tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, tuyến đi theo hướng Tây – Nam giao quốc lộ 2 tại xã Thanh Xuân và tiếp tục qua khu đô thị mới Mê Linh;
Tuyến vượt sông Hồng tại vị trí cầu Hồng Hà (phía Bắc cầu tại xã Văn Khê, huyện Mê Linh; phía Nam cầu tại xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng);
Tuyến giao quốc lộ 32 tại xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức và cắt Đại lộ Thăng Long tại khoảng Km12+600 và giao cắt quốc lộ 6 tại phường Yên Nghĩa, quận Hà Đông), đi theo hướng Đông – Nam, giao quốc lộ 1A và đường Pháp Vân – Cầu Giẽ tại xã Văn Bình, huyện Thường Tín, vượt sông Hồng bằng cầu Mễ Sở tại vị trí cách phà Mễ Sở khoảng 1 km về phía thượng lưu. Chiều dài đoạn tuyến khoảng 56,5 km.

Mô hình đường vành đai 4 Hà Nội
Với Vành đai 4 qua địa bàn Thủ đô, cầu Hồng Hà đóng vai trò rất quan trọng.
Tiến độ dự án cầu Hồng Hà
Theo quy hoạch, lộ trình triển khai cầu Hồng Hà trong giai đoạn 2016-2020 tuy nhiên đến thời điểm hiện tại, dự án vẫn chưa được triển khai.
Cầu Hồng Hà mang đến cơ hội thay đổi bộ mặt của vùng xa trung tâm Hà Nội, kết nối thủ đô và những vùng lân cận. Nó cũng tạo điều kiện gia tăng giá trị sinh lời của các dự án thuộc hai tỉnh Mê Linh và Đan Phượng. Đây là điều người dân ở hai địa phương này mong chờ.
Tuy nhiên, theo luật Đầu tư theo đối tác công tư mới, hình thức BT bị hủy bỏ. Theo đó Hà Nội đã hủy 82 dự án BT, trong đó có dự án cầu Hồng Hà. Đây là một điều vô cùng đáng tiếc với người dân Đan Phượng và Mê Linh, cũng như người dân phía tây Thủ đô. Chúng ta chỉ có thể hy vọng một dự án tương tự được xây dựng hoặc dự án cầu Hồng Hà được xem xét chuyển hình thức đầu tư.
Xem thêm quy hoạch các dự án xây dựng cầu bắc qua sông Hồng
Cầu Mễ Sở | Cầu Trần Hưng Đạo | Cầu Vĩnh Tuy 2 | Cầu Tứ Liên |
Cầu Giang Biên | Cầu Thượng Cát | Cầu Đuống 2 |